Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP, MATXA KẾT HỢP VỚI DỤNG CỤ DIỆN CHẨN ( PHẦN 2 )

II XOA BÓP TƯNG BỘ PHẬN
1. Xoa bóp đầu.
a) Huyệt:  ấn đường, thái dương, đầu duy, bách hội, phong phủ, phong trị.
b) Thủ thuật: véo hoặc phân hợp, day, ấn, miết, bóp, vờn, chặt.
c) Chỉ địnhváng đầu, nặng đầu, đâu đầu do nội thương hoặc ngoài cảm mất ngủ v. v.
d) Trình tự xoa bóp:
Tư thế người bệnh: tùy tình hình cụ thể có thể năm hoặc ngồi. Ngồi thì dễ làm hơn. Thao tác:
  • Véo hoặc miết hoặc phân hợp vùng trán
Nếu dùng thủ thuật véo; véo dọc trán từ ấn dương lên chân tóc rồi lần lượt véo hai bên từ ấn dương tỏa ra như quạt nan giấy cho hết trán.
Nếu dùng thủ thuật miết: hai ngón tay cái miết từ ấn dương tỏa ra hai bên thái dương, làm sát lông mày trước rồi làm dần lên trán.
Nếu dùng thủ thân phân hợp: Dùng hai ngón tay cái phân hợp vùng trán cùng một lúc.
  • Véo lông mày từ ấn dương ra hai bên ba lần
Nếu thấy chỗ da cứng, đau hơn chỗ khác tác động thêm để da mềm trở lại. Lúc  này người bệnh đau nhiều có thể chảy nước mắt, vẫn làm chỉ cần động tác dịu dàng là được, rồi véo nhẹ huyệt ấn đường 3 lần.
  • Day: huyệt thái dương 3 lần, miết từ thái dương lên huyệt đầu duy, rồi miết vòng qua tai ra sau gáy 3 - 5 lần.
  • Vỗ đầu:hai tay để đối diện nhau vỗ quanh đầu hai hướng ngược nhau vỗ hai vòng.
  • Gõ đầu: dùng thủ thuật chặt bằng ngón tay, gõ đầu người bệnh.
  • Bóp đầu: hai bàn tay bóp đầu theo hướng ra trước, lên trên, ra sau.
  • Ấn: huyệt bánh hội, phong phú
  • Bóp: phong trì, bóp gáy
  • Bóp: vai và vờn vai
2. Xoa bóp cổ gáy:
a) Huyệt: phong phủ, phong trì, đại chùy, kiên tỉnh, phế du, đốc du, cự cốt.
bị Thủ thuật: lăn. day, bóp, ấn, vận động vờn
c) Chỉ định: vẹo cổ, hoạt động cổ bị hạn chế, bong gân.
d) Trình tự xoa bóp
Tư thế người bệnh: ngồi. Thao tác:
  • Day: vùng cổ gáy, nếu đau một bên dùng một tay (gốc gan bàn tay, day bên đau). Nếu cả hai bên, dùng hai tay cùng day. Động tác nhẹ, dịu dàng.
  • Lăn vùng phong trì. đại chùy, kiên tỉnh, vừa làm vừa vận động nhẹ cổ người bệnh.
  • Tìm điểm đau nhất dọc cơ ức đòn chũm (chỗ đó thường cứng hơn chỗ khác) day từ nhẹ đến nặng.
  • Ấn: các huyệt phong phủ, phế du, đốc du, cự cốt, khi ấn huyết phong phủ phải một tay để ở giữa trán người bệnh, tay kia ấn.
  • Bóp: huyệt phong trì và gáy, vai, vờn vai
  • Vận động cổ có nhiều cách như:
Quay cổ: một tay thầy thuốc để ở cằm, một tay để ở xương chẩm người bệnh, hai tay di chuyển ngược chiều nhẹ nhàng từ từ rồi đột nhiên làm mạnh một cái, lúc đó có thể gây tiếng kêu ở khớp cổ.
Ngửa cổ: cẳng tay thầy thuốc để sau gáy người bệnh tay khi để ở trán, ngửa cổ, cúi cổ người bệnh vài lần rồi đột nhiên ngửa mạnh ra sau. Có thể gây tiếng kêu ở cổ.
Tổng hợp các động các cổ: đứng cạnh người bệnh, một tay thầy thuốc ở xương chẩm, một tay để ở xương hàm dưới dùng sức nhấc đầu bệnh nhân lên và vân danh cổ (quay nghiêng, ngửa cúi) vài lần.
Chú ý: Khi vận động cổ người bệnh cần:
Người bệnh phối hợp chặt chẽ để tự nhiên không lên gân, không kháng cự lại, chỉ trong điều kiện này thủ thuật vận động mới đạt kết qủa.
Dùng sức vừa phải, không quá mạnh dễ tổn thương ở khớp.
3. Xoa bóp lưng
a) Huyệt: đại trữ, phế du, cách du, thận du, mệnh môn.
b) Thủ thuật : day, đấm, lăn, ấn, phân hợp, véo phát.
c) chỉ định: đau lưng (do các nguyên nhân khác nhau và cổ xương, dây chẳng, khớp và phủ tạng gây nên) suy nhược thần kinh, bệnh dạ dày và ruột.
d) Trình tự xoa bóp :
Tư thế người bệnh nằm sấp, hai tay để ở tư thế như nhau hoặc xuôi theo thân hoặc để lên đầu, đầu để trên gối. Nếu là đau do dính khớp cột sống thì ngực cần cách giường 5-10 cm, lúc đó cần gối cao. Trong các trương hợp khác ngực để sát giương. Thao tác:
  • Day rồi đấm hai bên thắt lưng
  • Lăn hai bên thắt lưng và cột sống
  • Tim điểm ấn đau ở lưng, day từ nhẹ đến mạnh, ấn các huyệt đại trùy, phế du, cách du, thận du.
  • Phân hợp hai bên thắt lưng (hoặc véo cũng được)
  • Véo cột sống 1 - 2 lần
  • Phất huyệt mệnh môn 3 cái.
Chú ý: Đau lưng do vận động không thích hợp gây nên, thường có ấn đau ở các huyệt thận du, cách du, hoặc vùng quanh mệnh môn.
Đau lưng do nội tạng gây nên (thường do viêm ruột, bệnh dạ dày hoặc bộ phận sinh dục, bài tiết) ở các huyệt du tương ứng với các tạng phủ thường có ấn đau.
4. Xoa bóp chi trên
a) Huyệt: đại chùy, kiên tỉnh, kiên ngung, khúc trì, thiên tông, thủ tam lý, hợp cốc, dương trì.
b)Thủ thuật: day, bóp, lăn, ấn, vờn, vận động, rung, vê.
c) Chỉ định: Viêm quanh khớp vai, bong gân khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay, công năng chi trên kém.
d) Trình tự xoa bóp
Tư thế người bệnh: ngồi, thầy thuốc đứng sau người bệnh. Thao tác:
  • Day vùng tai
  • Lăn vùng vai
  • Bóp hoặc lăn cánh tay, cẳng tay
  • Tìm điểm đau và day điểm đau
  • Ấn các huyệt kiên tỉnh, kiên ngung, thiển tổng, khúc trì, thủ tam lý, hợp cốc, dương trì.
  • Vận động các khớp vai, khuỷu tay, cổ tay.
  • Vận động khớp vai:
Một tay giữ vai, một tay cầm cổ tay người bệnh quay tròn 2, 3 lần (một mặt chuẩn bị vận động, một mặt xem phạm vi hoạt động của khớp đến đâu).
Kéo đầu cánh tay ra ngang, rồi đưa lên cao ra trước, quan sát ngực rồi vòng xuống dưới 3 ~ 4 lần. Khi đưa lên cao, chú ý phạm vi hoạt động hiện tại của vai, đưa lên đến mức người bệnh vừa thấy đau là đủ, không nên đưa lên quá.
Hai bàn tay cài vào nhau để lên vai người bệnh, tay người bệnh để trên khuỷu tay mình, từ từ đưa lên hạ xuống để đưa tay người bệnh lên cao đầu 3 - 4 lần.
Nắm ngón tay cái người bệnh, vòng cẳng tay lên trên từ ngoài vào trong, từ sau ra trước rồi kéo xuôi tay người bệnh ra phía sau lưng 2 – 3 lần.
  • Vận động khớp khuỷu
Một tay giữ phía trên khớp khuỷu, một tay nắm cổ tay người bênh rồi gấp duỗi 2 - 3 lần.
  • Vận động khớp cổ tay.
Hai tay nắm bàn tay người bệnh, hai ngón cái để ở ngón út và ngón cái. Ngón cái đẩy bàn tay ngửa ra sau, trong khi đó các ngón khác kéo góc bàn tay lại, ấn chặt cổ tay và kéo đầu cổ
Vê các ngón tay, rồi kéo dãn (lúc đó có thể kêu)
Vờn tay
Rung tay
Phát đại chùy
Chú ý: khớp nào đau; vận động khớp đó là chính
5. Xoa bóp chi dưới
a) Huyệt: cự liêu, hoàn khiêu, thừa phủ, ủy trung thừa sơn, côn lôn, thái khê, phục thỏ, tất nhãn, hạc đỉnh, túc tam lý, đương lăng tuyền, phong long, giải khê.
b) Thủ thuật. day, lăn, bóp, ấn, vờn, phát, điểm, vận động.
c) Chỉ định: đau chân, đau khớp chân (do nội thương, ngoại thương), khớp hoạt động bị hạn chế, đau dây thần kinh hông.
d) Trình tự xoa bóp
Tư thế người bệnh: nằm ngửa. Thao tác:
  • Day đùi và cẳng chân (mặt trước)
  • Lăn đùi và cẳng chân
  • Ấn các huyệt: phục thỏ, tất nhãn, túc tam lý, dương lăng tuyên, giải khê.
  • Vận động khớp
Gập chân lại đưa lên bụng 3 - 5 lần.
Làm dãn dần đầu gối, bắp chân người bệnh gác lên cẳng tay thầy thuốc, tay bên để ở gối người bệnh, co duỗi vài lần rồi đột nhiên ấn mạnh vào đâu gối, làm khớp dãn ra (làm 1 - 2 lần)
  • Vận động cổ chân.
Tay phải giữ gót chân người bệnh, tay kia nắm ngón chân và quay cổ chân người bệnh 2 - 3 lần, rồi lấy tay đẩy bàn chân vào ống chân, duỗi bàn chân đến cực độ 2 - 3 lần.
Hai tay ôm chân người bệnh, ngón cái để ở sát mắt cá trong mắt cá ngoài, ấn xuống và đưa chân người bệnh vào trong, ra ngoài 2 - 3 lần.
Tay phải giữ gót chân, tay trái nắm bàn chân cùng kẻo dãn cổ chân.
Vê ngón chân và kẻo dãn ngón chân
Người bệnh: nằm sấp
  • Xoa bóp vùng thắt lưng
  • Day mông và chân
  • Tìm điểm đau và day điểm đau
  • Điểm huyệt hoàn khiêu, ấn các huyệt; cự liêu thừa phù, ủy trưng, thừa sơn, phong long, bóp cồn tôn, thái khê.
  • Vận động khớp
  • Co duỗi khớp gối
  • Mở khép khớp háng
  • Bóp và vờn chi dưới
Chú ý: Khớp nào đau, vận động khớp đó là chính
Trong bệnh đau dây thần kinh hông hai nhóm cơ khép đùi có hiện tượng co và đau xoa bóp có thể làm dãn và giảm đau cho nhóm cơ đó được.
6. Xoa bóp ngực
a) Huyệt. vân môn, đản trung, nhật nguyệt, chương môn khuyết bồn.
b) Thủ thuật: miết, phân, ấn
c) Chỉ định: Đau ngực, tức ngực, vẹo sườn khó thở
d) Trình tự xoa bóp
Tư  thế người bệnh: nằm ngửa. Thao tác:
  • Hai tay miết từ giữa ngực ra hai bên, các ngón tay để ở các kẽ liên sườn 1, 2, 3 và miết theo kẽ sườn ra hai bên 3 - 4 lần.
Phần ngực: Mô ngón út hai tay sát dọc theo xương ức đến mũi kiếm xương ức rồi phân ra hai bên cạnh sườn 5 - 10 lần.
Chú ý: Tránh chạm vào vú người bệnh nữ
  • Ấn các huyệt: vân môn, đàn trung, nhật nguyệt, chương môn, khuyết bồn.
Phân ngực: như phần trên
Chú ý: Nếu là bệnh nhân đau dây thần kinh liên sườn nên tìm điểm đau ở phía lưng sát gai sống lưng, tương đương với dây thần kinh liên sườn, tác động nên điểm đau đó, có tác dụng giảm đau rõ rệt.
7. Xoa bóp bụng
a) Huyệt. trung quản, quan nguyên, khí hải, thiên khu, kiến lý.
b) Thủ thuật: miết, ấn, phân, xoa.
c) Chỉ định: đau bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, sôi bụng.
d) Trình tự xoa bóp
Tư thế người bệnh: nằm ngửa. Thao tác:
  • Miết từ trung quản xuống thần khuyết
  • Xoa bụng
  • Ấn các huyệt, trung quản, thiên khu, quan nguyên
  • Phân xoa bụng, có thể phối hợp ấn, ví dụ: túc tam lý
8. Phương pháp véo cột sống lưng
  • Là phương pháp dùng các thủ thuật véo cơ di động, keo và ấn để trị một số bệnh và phòng bệnh.
  • Có  thế dùng một số bệnh: suy nhược thần kinh, huyết áp cao, suy dinh dưỡng, hen.
Thao tác:
  • Dùng mu bàn tay sát sống lưng người bệnh 2-3 lần.
  • Véo da từ trường cường lên đại chùy. Da bệnh nhân phải luôn luôn cuộn ở dưới bàn tay thấy thuốc.
  • Véo da, lần thứ hai kết hợp kéo da ở các vị trí sau
Suy nhược thần kinh: kéo da ở TL2 - L5
Huyết áp cao: kéo da ở TL2 – TL9
Suy dinh dưỡng: kéo da ở L11 – L22
Hen: kéo da ở TL2 – L11 - L12
Véo da lần thứ 3: như lần thứ nhất
Ấn các huyệt sau
Suy nhược thân kinh: thận du, tâm du
Huyết áp cao: thận du, cân du
Suy dinh dưỡng: tỳ du, vị du
Hen: thận du, ty du, phế du
Sát sống lưng theo đường kinh bàng quang từ trên xuống dưới đến thận du, phân ra hai bên thắt lưng.
Một ngày làm một lần, 12 lần là một đợt:
Chú ý: TL : đốt thắt lưng; L : đốt ;lưng



Thông tin DỤNG CỤ DIỆN CHẨN liên quan:



DỤNG CỤ DIỆN CHẨN


banner
Previous Post
Next Post

0 nhận xét: