Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Dụng cụ Diện chẩn - Sáu vùng phản chiếu hệ bạch huyết

Dụng cụ Diện chẩn - Sáu vùng phản chiếu hệ bạch huyết

 Sách Thực hành Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 03
 Diện Chẩn - Điều khiển Liệu pháp được xem là một phương pháp điều trị mở, nghĩa là nó có rất nhiều kỹ thuật, thủ pháp khác nhau để ứng dụng cho một hay nhiều bệnh chứng. Ngoài những phác đồ riêng cho từng bệnh, Diện Chẩn còn có những thủ pháp hỗ trợ có thể điều trị cho nhiều bệnh chứng khác nhau:
1/ Tác động lên Hệ Bạch Huyết : Sáu vùng phản chiếu
Hệ Bạch Huyết là một mạng lưới các ống dẫn lưu nước, protein & các hóa chất khác từ mô tế bào trả lại cho dòng máu. Hệ thống được cấu tạo từ vô số các ống, gọi là mạch bạch huyết, chứa đựng & dẫn lưu các dịch trong suốt (gọi là bạch huyết) tương tự như mạch máu.  
Sáu vùng phản chiếu hệ bạch huyết
Sáu vùng phản chiếu hệ bạch huyết
   Hệ bạch huyết có mối liên hệ mật thiết với với máu & hệ tuần hoàn. Một số nhà khoa học còn cho rằng hệ bạch huyết là một thành phần của hệ tuần hoàn vì bạch huyết lưu chuyển ra vào trong máu & vì cấu trúc của các ống bạch huyết tương tự như các mạch máu trong hệ tuần hoàn.
Tầm quan trọng của lá lách & hệ bạch huyết cho sự sống:
Toàn bộ Hệ bạch huyết chảy trong cơ thể đều hướng đến các mạch máu và hoàn trả dịch cho máu. Nếu quá trình này không xảy ra, cơ thể của chúng ta sẽ bị "phình to ra". Ví dụ, khi một vị trí nào đó bị sưng phù, có nghĩa là có quá nhiều dịch bị ứ trong các mô tế bào tại chổ, hệ bạch huyết thu tóm các dịch dư thừa này rồi trao trả vào dòng máu để máu xứ lý tiếp.
Quá trình này rất cần thiết cho cơ thể vì nước, protein và các phân tử khác luôn rò rỉ qua các mao mạch ứ đọng xung quanh các mô trong cơ thể. Quá trình này giống như một hệ thống thoát nước, rút hết dịch ở mô và thải vào hệ dẫn nước trong cơ thể là hệ tuần hoàn.
Hệ bạch huyết cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các mầm bệnh (virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh chẳng hạn). Các tác nhân gây bệnh được lọc bỏ ở mô tế bào bở các hạch bạch huyết (hạch bạch huyết là những khối mô nằm dọc theo hệ thống mạch bạch huyết). Trong mỗi hạch bạch huyết, có rất nhiều các tế bào lymphô (lymphocytes, một dạng của tế bào bạch cầu) sản xuất ra các kháng thể. Kháng thể là các loại protein đặc biệt có tác dụng ngăn chặn quá trình viêm nhiễm & lây lan của bệnh bằng cách bẫy & giết chết mầm bệnh.
Lá lách cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Giống như các hạch lymphô, lá lách chứa rất nhiều tế bào lymphô & kháng thể. Cơ thể sẽ bị nhiễm trùng một khi hệ thống phòng vệ này bị suy yếu hoặc không chống trả lại nổi độc tố của vi khuẩn & cần phải có sự trợ giúp của thuốc men bên ngoài. Mặc khác, khi máu chảy qua lách, máu mang theo xác các tế bào chết và được thu dọn sạch sẽ ở lách bởi các tế bào gọi là macrophages (các đại thực bào).
Theo thuyết Phản chiếu của Diện Chẩn, hệ Bạch huyết phản chiếu trên gương mặt trong 6 khu vực. Vì thế, nếu ta tác động trên 6 vùng này nghĩa là đã tác động đến toàn bộ hệ Bạch Huyết của cơ thể và điều đó giúp cho hệ Bạch Huyết phát huy được năng lực đề kháng với các loại bệnh tật và sự suy yếu của cơ thể.

MÔ TẢ:
Vùng 1: Gạch bằng đầu que dò vùng từ đầu mày xuống 2 bên sơn căn (Vùng sống mũi giữa 2 viền mũi)
Vùng 2: Gạch bằng que dò dọc sống mũi (từ sơn căn đến đầu mũi)
Vùng 3: Gạch 2 viền mũi
Vùng 4: Gạch 2 pháp lệnh (nếp nhăn mũi, má) xuống quá khóe miệng.
Vùng 5: Gạch viền cong quanh ụ cằm.
Vùng 6: Gạch quanh tai (trước và sau) từ huyệt 16 đến h. 14 rồi vòng qua phía sau tai đi qua huyệt 15, 54,55 rồi vòng ra huyệt 16 trở lại.
Lưu ý:
Mỗi vùng chỉ cần gạch từ 30 – 40 cái là đủ. Gạch với tốc độ vừa phải và lực ấn vừa phải.
Phác đồ này là phác đồ hỗ trợ tức là giúp cho các phác đồ điều trị bệnh được hiệu quả cao.
TÍNH NĂNG:
  1. An thần (làm dễ ngủ)
  2. Bồi bổ não, tuỷ
  3. Bồi bổ khí lực (làm cho khỏe mạnh)
  4. Biếng ăn ( làm cho ăn cảm thấy ngon)
  5. Chữa cảm cúm, sổ mũi
  6. Cai Nghiện thuốc lá
  7. Chống lo hãi,
  8. Chống co giật
  9. Chống dị ứng
  10. Chống lão hoá, tăng c ư ờng sức đề kháng cho cơ thể
  11. Điều hòa tim mạch, huyết áp.
  12. Điều hòa gân, cơ, khớp
  13. Điều hòa nhu động ruột, sự co giãn cơ
  14. Điều hòa tiết dịch (mồ hôi, nước tiểu, nước miếng…)
  15. Giảm béo
  16. Hưng phấn tình dục
  17. Kháng viêm, tiêu độc, chống nhiễm trùng.
  18. Làm săn da, chắc thịt, làm thon người
  19. Làm khỏe thai nhi trong bụng mẹ.
  20. Làm ấm người
  21. Làm tan máu bầm
  22. Ổn định đường huyết
  23. Thanh lọc cơ thể , giải độc gan, ruột 
HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH DƯỚI ĐÂY:
1/ Những bệnh Tâm thần – thần kinh:
1.     Buổn ngủ do mệt mỏi
2.     Chóng mặt không rõ nguyên do
3.     Đau nửa đầu
4.     Kém sức khoẻ, kém năng động
5.     Liệt mặt
6.     Mất ngủ
7.     Ngủ say ( làm tỉnh ngủ, làm tỉnh táo)
8.     Phong xù (kinh phong)
9.     Rối loạn tiền đình ( hay chóng mặt, xây xẩm)
10.  Say xe, say tàu ( chống nôn ói khi đi tàu xe)
2/ Nhóm bệnh Tim mạch, gan, thận:
1.     Huyết áp cao
2.     Mệt tim
3.     Viêm gan
4.     Bí tiểu, tiểu ít
5.     Nổi mề đay
3/ Nhóm bệnh Tiêu hóa, Hô hấp:
1.     Biếng ăn
2.     Suyễn
3.     Ho khan ( do ngứa cổ)
4.     Viêm xoang
5.     Viêm họng hạt
6.     Vướng đàm, nghẹt đàm
4/ Nhóm bệnh xương khớp, cơ bắp vận động:
1.     Bệnh Goutte (Thống phong)
2.     Cơ bắp nhão, xệ
3.     Dịch hoàn nhão, xệ
4.     Đau lưng, đau cột sống
5.     Đau khớp ngón tay
6.     Nhũ hoa nhão, xệ
7.     Nứt chân (ở bàn tay, gót chân)
8.     Sưng bầm
9.     Tăng tiết dịch các khớp
5/ Những bệnh Bí tiết, sinh lý, nhiễm trùng:
1.     Bệnh luput đỏ
2.     Bí tiểu – tiểu ít
3.     Đau bụng kinh
4.     Đau bụng đi cầu, tiêu chảy (kiết lỵ)
5.     Hôi nách
6.     Kinh nguyệt không đều
7.     Nhiễm trùng có mủ
8.     Suy nhược sinh dục (yếu sinh lý)
9.     Táo bón
10.  Tiểu nhiều
11.  Trĩ, lòi dom
12.  Thai yếu
13.  Tia máu đỏ trong mắt
14.  Viêm đường tiết niệu
15.  Viêm đại tràng mãn tính, phân lỏng, nát.
Lưu ý:
  • Để phòng bệnh, tăng cường sức khoẻ: Mỗi ngày làm một lần vào buổi tối
  • Để chữa bệnh: Mỗi ngày là từ 1 -3 lần ( Sáng, trưa, tối)
  • Kỹ thuật này có hiệu quả Điều hòa nhiệt độ cơ thể (nóng làm mát, lạnh làm ấm- trong các bệnh cảm nóng, lạnh) và điều hòa huyết áp: Tăng và giảm huyết áp. Đặc biệt, nó không làm hạ huyết áp ở những người có huyết áp thấp.
  • Người còn trẻ tuổi không nên làm mỗi ngày ( trừ trường hợp có bệnh cần điều trị) vì cách này cho hiệu quả cao và rất mạnh, nên người còn trẻ, khỏe mạnh không nên lạm dụng sẽ nóng trong người khiến nổi nhọt, táo bón, mụn mặt, lở môi miệng…
  • Trong trường hợp bị nóng, cần giải nhiệt bằng cách ấn phác đồ làm mát cơ thể vào các huyệt: 26, 3, 143, 39, 38, 85, 51, 14, 15, 16 sẽ hết tình trạng nóng (làm ngày 2 -3 lần) và uống các thức uống mát như bột sắn dây, bột đậu xanh, thạch đen, thạch trắng.
  • Sử dụng kỹ thuật dán cao trong phác đồ 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết thì không có hiệu quả.

Dụng cụ Diện chẩn cây Sao chổi gạch 6 vùng hệ bạch huyết

Sao chổi
Dụng cụ diện chẩn dùng để gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết là que dò 2 đầu (Gọi là SAO CHỔI, có 2 cỡ: mini – trung), một đầu có 1 que dò bằng Inox thuộc Dương (làm nóng người) Một đầu có 3 chia bằng Inox ở thế tam giác thuộc Âm (làm mát cơ thể). Tùy trường hợp mà dùng đầu Dương hay Âm.
Ví dụ: Nếu cơ thể bệnh nhân đang bị lạnh thì phải dùng đầu Dương, nếu dùng đầu Âm cơ thể sẽ lạnh hơn (và ngược lại)
Nếu không có que dò nói trên, ta có thể tạm thời sử dụng bằng đầu ngón trỏ (hoặc trở ngược đầu móng tay cái) hay bất cứ vật gì có đầu trơn láng, như chuôi bàn chải đánh răng hay que nhỏ hơn đầu đũa ăn một chút cũng được, tuy không hiệu quả bằng. Trong trường hợp người có cơ thể quá nóng thì nên dùng dụng cụ Đôi Đũa Thần (bằng nhựa cao cấp) sẽ không bị nóng như que dò Inox.
GSTSKH. Bùi Quốc Châu
banner
Previous Post
Next Post

0 nhận xét: